Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Suy nghĩ miên man về tên đường

Hằng ngày đi qua những con đường mang tên: Thụy Khuê, Bưởi, Trúc Bạch, Trấn Võ, ...(những con đường mang tên theo ĐỊA DANH) thì gần như chẳng ai phải phàn nàn. Đơn giản là vì con đường mang tên địa danh nó chạy qua. Dẫu cho thể chế, chế độ, xã hội thay đổi đến mấy thì điạ danh vẫn thế. Thụy Khuê vẫn cứ là Thụy Khuê mà không có ai ý kiến, ý cọp, phàn nàn gì cho mất thời gian.

Rồi cũng lại hằng ngày đi qua nhưng con đường như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Lê Thánh Tông, Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt... thì cũng như đi qua những con đường mang tên theo địa danh ở trên, sẽ chẳng có ai phàn nàn gì. Cũng đơn giản là những người được đặt tên đó, là những văn hào, danh nhân văn hóa, những vị vua, những vị tướng nổi tiếng của dân tộc, họ được tôn thờ vì những chiến công, sự hi sinh anh dũng, và những đóng góp to lớn đối với đất nước (về bảo vệ độc lập, tự do, giữ yên bờ cõi, phát triển, bảo tồn văn hóa, xây dựng đất nước tường tồn....)

Rồi bỗng nhiên hôm nay đọc tin trên báo: Hà Nội sẽ có phố Đặng Thùy Trâm.Xem ở đây: (
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/584296/Ha-Noi-se-co-pho-Dang-Thuy-Tram-tpol.html)
 
Rồi mình tự nhắc mình rằng, nếu sau này, con mình hỏi mình: Bố ơi, tại sao lại có phố Đặng Thùy Trâm thì mình trả lời thế nào? 

Có thể, mình sẽ nói: Việc đặt tên đường là do UBND thành phố đặt, có gì mà phải hỏi.

Nhưng mình không thể trả lời con mình thế được. Nó chưa đủ tuổi và chưa đủ lí luận cách mạng, chưa có lí luận Mác - Lenin để tiếp nhận câu trả lời đó.

Thế thì nói sao đây? 

À, hỏi thăm anh Gúc gồ thì ra là bác Đặng Thùy Trâm ở đây: (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%B7ng_Th%C3%B9y_Tr%C3%A2m) là liệt sĩ hi sinh trong Kháng chiến chống Mỹ và có để lại một tập Nhật kí. {xem nguyên văn tại dưới}

Trả lời thế chắc thằng con zai mình nó yên tâm và cũng đã hiểu cơ bản rồi, nhưng (trộm vía), nếu nó lại hỏi: 
 
- Nhưng, có nhiều liệt sĩ khác cũng hi sinh trong kháng chiến, cũng để lại Nhật kí sao không đặt tên đường? 

Ừ nhỉ, trộm vía chứ nếu con mình mà hỏi câu này thì mình chết ngắc, không trả lời được.

Hỏi gì mà hỏi khó thế? 

Các liệt sĩ hi sinh máu xương cống hiến cuộc đời cho độc lập tự do dân tộc, ai cũng anh hùng, ai cũng vẻ vang, chứ người sống sao có thể thiên vị người nào?

Rồi ngày mai đây, mỗi khi dạo bước qua con đường mang tên ĐẶNG THÙY TRÂM đầy nắng và gió, rợp mát bóng cây và san sát những ngôi nhà cao tầng, chắc mình không khỏi băn khoăn về câu hỏi (dự đoán) kia mà trong lòng bối rối, trăn trở, không biết thế nào.

Sự hi sinh thì giống nhau, máu xương thì giống nhau mà sao, nhìn nhận, ghi công lại khác nhau đến thế.

Thôi, hẹn con zai dịp khác bố sẽ trả lời.

HN, 22/7/2012
Nguyễn Học 





Giới thiệu của Wiki về bác sĩ Đặng Thùy Trâm


Đng Thùy Trâm (sinh ngày 26 tháng 11 ti Huế, 1942– hy sinh ngày 22 tháng 6 năm 1970 ti Qung Ngãi) là mt n bác sĩ, lit sĩ trong chiến tranh Vit Nam, được Nhà nước Cng hòa Xã hi Ch nghĩa Vit Nam trao tng danh hiu Anh hùng lc lượng vũ trang nhân dân năm 2006.
Tiểu sử
Đặng Thùy Trâm sinh trưởng trong một gia đình trí thức Hà Nội. Bố là bác sĩ ngoại khoa Đặng Ngọc Khuê, mẹ là dược sĩ Doãn Ngọc Trâm - nguyên giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội. Đặng Thùy Trâm là chị cả của bốn em, cả chị và 3 em gái đều mang tên giống mẹ chỉ khác nhau tên đệm, cho nên bạn bè và người thân đều gọi Thùy Trâm là "Thùy".
Chị từng là cựu học sinh của Trường Chu Văn An, Hà Nội và là danh ca xuất sắc của trường Chu Văn An và Đại học Y Hà Nội. Bằng các ca khúc Bài ca hy vọng, Cây Thùy dương, Sullico...chị đã đoạt hàng chục huy chương trong các cuộc đua tài văn nghệ quần chúng thủ đô. Bên cạnh việc say mê học tập, luôn giúp đỡ bạn bè gặp khó khăn, Thùy Trâm còn tích cực tham gia câu lạc bộ thơ văn cùng khóa của trường Chu Văn An, gồm có các thành viên sau này trở thành các nhà văn, nhà thơ như Nguyễn Khoa Điềm, Tô Nhuận Vĩ, Vương Trí Nhàn...Chị và các anh bạn cùng lớp Lê Văn Kiếm, Hoàng Ngọc Kim, Dương Đức Niệm kết thành nhóm phấn đấu vào Đảng. Nối nghiệp gia đình, Thùy Trâm thi đỗ vào Đại học Y khoa Hà Nội chuyên khoa Mắt và được nhà trường cho tốt nghiệp sớm 1 năm để đi chiến trường.
Với kết quả học tập, thi tốt nghiệp loại ưu, bác sĩ trẻ Thùy Trâm có thể, hoặc nhận lời ở lại trường làm cán bộ giảng dạy hoặc nhận công tác tại một bệnh viên hoặc cơ quan nào đó ở ngay Hà Nội vì bố mẹ đều là cán bộ có uy tín, có nhiều quan hệ trong ngành Y tế. Nhưng vì có người yêu vào chiến trường trước mấy năm nên sau khi tốt nghiệp chị xung phong vào Nam ngay. Năm 1966, Thùy Trâm xung phong vào công tác ở chiến trường B. Sau ba tháng hành quân từ miền Bắc, tháng 3 năm 1967 chị vào đến Quảng Ngãi và được phân công về phụ trách bệnh viện huyện Đức Phổ, một bệnh xá nhỏ chủ yếu điều trị cho các thương bệnh binh. Chị được kết nạp vào Đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 27 tháng 9 năm 1968.
Ngày 22 tháng 6 năm 1970, trong một chuyến công tác từ vùng núi Ba Tơ về đồng bằng, Đặng Thùy Trâm bị địch phục kích và hy sinh anh dũng khi chưa đầy 28 tuổi đời, 2 tuổi Đảng và 3 năm tuổi nghề [1].
Hài cốt chị được nhân dân địa phương mai táng tại nơi hy sinh và luôn hương khói. Sau giải phóng, chị được đồng đội đưa về nghĩa trang liệt sĩ xã Phổ Cường. Năm 1990, gia đình đã đưa hài cốt chị về nghĩa trang Liệt sĩ xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội.
Chị đồng thời là tác giả hai tập nhật ký được viết từ ngày 8 tháng 4 năm 1968, khi phụ trách bệnh xá Đức Phổ, cho đến ngày 20 tháng 6 năm 1970, 2 ngày trước khi hy sinh. Hai tập nhật ký này được Frederic Whitehurst, cựu sĩ quan quân báo Hoa Kỳ, lưu giữ cho đến ngày được trả lại cho gia đình tác giả vào cuối tháng 4, 2005. Sau đó được nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn biên tập thành quyển sách mang tên Nhật ký Đặng Thùy Trâm.
Vinh danh
Chú thích
  1. ^ Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Vương Trí Nhàn
  2. ^ “Chủ tịch nước dự khánh thành bệnh xá Đặng Thùy Trâm”. VietNamNet. Truy cập 2 tháng 6 năm 2009.
  3. ^ “Phim ‘Đừng đốt’ sáng tinh thần Đặng Thùy Trâm”. VnExpress. Truy cập 2 tháng 6 năm 2009.
Theo: http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%B7ng_Th%C3%B9y_Tr%C3%A2m