Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

Giẫm phải cứt

Chả hiểu sao các cụ quê mình ngày trước nói tục thế: giẫm phải cứt.
giẫm phải cứt chỉ hành động của ai đó không may để chân giẫm phải cứt trâu, bò (hoặc cứt người) .


 Nói là cứt trâu vì thời nông thôn xưa, trâu bò nhiều, trâu bò không phải để làm món nhậu trong các nhà hàng mà là một lực lượng sản xuất XHCN, có vai trò tích cực trong sự nghiệp phát triển, xây dựng nông thôn.
Vì luôn "chiều chuộng" các bác trâu, bò mà các cụ nhà ta sẵn sàng để cho trâu bò "ị" bất kì nơi nào.
Có cái lạ là thường trâu, bò cứ ra đường là ị. Đang đi trên đường, bỗng dưng dừng lại, hơi nghiêng, ghé chân một tý là ị ngay một bãi giữa đường. Cái đống phân cứt ấy đen sĩ sĩ, thật khiếp.
Cho nên, có câu tục ngữ cho người ta đi ban đêm (không có điện như bây giờ) "Mưa tránh trắng, nắng tránh đen", tức là trời mưa thì nên tránh chỗ ánh sáng trắng vì đó là vũng nước, nắng tránh đen, vì đó chính là bãi cứt trâu, bò.

Nói là cứt người (cái nàyít thôi) vì có một số cu cậu lười, cứ đêm đêm là ra đường ị, người đi dường không khéo giẫm phải cũng ...khổ.

Tóm lại là, ở đời mà giẫm phải cứt thật không thích thú chút nào. Vì thế mà các cụ tổng kết: giẫm phải cứt.


Cái câu chuyện giẫm phải cứt ấy, có lẽ lỗi thời với thời đại thế kỉ 21 này rồi. Trâu bò ít,  đường nhựa sạch bóng, chẳng cócứt mà giẫm phải.

Ấy thế mà chiều nay, có anh bạn ở cơ quan đọc mấy bài trên báo mạng rồi buột miệng: Đúng là giẫm phải cứt! Mình liếc trộm thấy toàn những tên tuổi giáo sư toán học Ngô Bảo Châu, dịch giả Nguyễn Thị Từ Huy ...
Ui chao, mình xấu tính quá, lại liêc nhìn trộm máy tính của người khác. Nghĩ thế đành quay đi.

Mình bấm bụng rằng, làm gì có cứt mà giẫm. Mà có ai đi bộ đâu mà giẫm. Suốt ngày trên các phương tiện thì cứt có đầy đường cũng ...vô tư.

Nhưng, sự đời, cái sự đời và cái câu nói của các cụ nó lại mang ý khác.
Ở đời, nên biết tránh, biết lựa ra khỏi chỗ nào bẩn thỉu, hôi thối và khốn nạn. Cái đống cứt kia là một biểu tượng cho cái Xấu, cái Khốn nạn. Ai mà không may hoặc vô tình hoặc gì đó mà dính vào cái Cứt ấy thì thật tai hại, nhiều khi thân bại danh liệt.

Các cụ thâm nho thật. Một câu nói tưởng tục tằn, ấy thế mà lại sâu xa và có ý nghĩa răn đe gớm thật.
Chợt nhớ đến câu lục bát của Đồng Đức Bốn "Trở về với mẹ ta thôi..."