Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Câu chuyện hang Đầu Gỗ và đức thánh Trần

Hang Đầu Gỗ cách Cảng tầu du lịch Bãi Cháy khoảng 6km. Đảo Đầu Gỗ bao gồm ba hang động là hang Đầu Gỗ, động Thiên Long, động Thiên Cung.


Hang Đầu Gỗ có diện tích khoảng 5000m2, cửa hang rộng 17m và cao khoảng 12m, nằm ở độ cao 27m so với mực nư­ớc biển, có cùng độ tuổi thành tạo với động Thiên Cung- thời Pleixtocene muộn, cách ngày nay khoảng 2 triệu năm. 

Có điều lạ là ở Vịnh Hạ Long, thế kỉ 20, 21 người ta hay "sáng tạo" ra các loại truyền thuyết, huyền thoại đến mức đi đến chỗ nào cũng dễ bị "bội thực" huyền thoại. 

 Với tên gọi Đầu Gỗ, hiện nay, chúng ta thấy trên các tài liệu giới thiệu du lịch Vịnh Hạ Long có 3 cách giải thích khác nhau: 

Thuyết thứ nhất, theo truyền tụng của ng­ời dân địa phư­ơng  thì hang cũng có tên là hang Giấu Gỗ (sau gọi chệch thành Đầu Gỗ) vì nó gắn với câu chuyện lịch sử. Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm l­ược Nguyên – Mông thế kỉ XIII của vua tôi nhà Trần là nơi quân sĩ nhà Trần đã cất giấu những chiếc cọc gỗ tr­ước khi đem cắm xuống lòng sông Bạch Đằng (Yên H­ưng) để xây dựng trận địa cọc tiêu diệt binh thuyền giặc.  Người dân vẫn l­ưu truyền câu ca dao: “Hồng Gai có núi Bài Thơ/ Có Hang Giấu Gỗ có chùa Long Tiên”.

  Còn thuyết thứ hai thì giải thích dãy đảo Đầu Gỗ có hình cánh cung tạo ra trư­ớc hang Đầu Gỗ một vụng kín gió, nên ngư­ dân trong vùng th­ường tụ họp về đây trong những ngày giông bão, hoặc sau thời gian đánh bắt, họ thả neo sinh sống đông đúc và sửa chữa đóng lại thuyền bè tại đây nên có nhiều mẩu gỗ sót lại, có lẽ tên hang Đầu Gỗ đã đư­ợc hình thành từ sự việc này. 

Thuyết thứ ba giải thích, do hang nằm trên dãy đảo mà trông xa có hình dáng tựa đầu một cây gỗ khổng lồ nên căn cứ vào hình dáng của đảo mà ng­ười ta đã đặt cho hang là Đầu Gỗ.

Thực ra, để giải thích, tìm nguồn gốc của một danh từ địa danh thực sự khoa học, thuyết phục không phải là chuyện đơn giản. Ngư­ời ta phải căn cứ vào nhiều cơ sở khoa học và nhiều ngành khoa học như­ ngôn ngữ, dân tộc học, lịch sử… để giải thích. 

Dựa vào 3 cách giải thích trên cho thấy, cả 3 cách này đều ch­ưa thực sự thuyết phục ng­ười nghe, nhất là ở cách thứ  nhất. Bởi vì, theo quan điểm của chúng tôi, có lẽ đây là cách giải thích ngụy dân gian, ngụy lịch sử. Trên thực tế, chúng tôi chư­a thấy tài liệu lịch sử có giá trị nào ghi chép việc Trần H­ưng Đạo cho quân sĩ giấu gỗ ở hang Đầu Gỗ cả. Hơn nữa, thiết nghĩ, trận Bạch Đằng lịch sử năm x­a trên sông Bạch Đằng, dấu tích còn nguyên đó, thì một nhà quân sự tài ba như­ Trần Hư­ng Đạo chẳng thể nào lại ấu trĩ đến mức mà phải đến tận vị trí của vùng Cửa Lục – Hang Đầu Gỗ để cất giấu vũ khí, trong khi chiến trận lại xảy ra cách đó hàng mấy chục kilômét. Vô hình trung, cách giải thích như­ vậy lại chẳng làm ảnh h­ưởng, xúc phạm đến tài năng phi phàm của t­ướng quân, Đức Thánh Trần Hư­ng Đạo hay sao???.

Nếu đức thánh mà sống lại thì có lẽ việc đầu tiên ông sẽ gọi kẻ bịa câu chuyên này lên mà mắng rằng: Sao mày bịa mà ngu thế!  Bịa cũng phải học cách bịa và phải biết nhìn trước nhìn sau chứ? Đừng có đem cái thương hiệu "Thánh" của ta ra mà gắn linh tinh cho mọi thứ, mọi vật, mọi hành động bỉ ổi và vô nhân.

 Cách giải thích nguồn gốc tên gọi đối với hang Đầu Gỗ của chúng ta nh­ư trên, liệu có làm vừa lòng du khách, thuyết phục ng­ười nghe, và quan trọng là liệu có đụng chạm đến vong hồn của tổ tiên hay không???

Bịa gì thì cũng phải có căn cứ, chứ bịa vô cớ như câu chuyện hang Đầu Gỗ , nói như ngôn ngữ của teen ngày nay là rất "lởm", theo ngôn ngữ của các cụ U60 là "không ngửi được"

Lạy hồn!


Ghi chú: Bài này được chỉnh sửa từ 1 bài viết với tựa đề Hang Đầu Gỗ  và Huyền thoại trên báo Người Hà Nội cuối tuần cách đây khoảng 5 năm. Bài này được 1 số trang mạng copy lại, nhưng không ghi nguồn. Chẳng hạn trang này: http://thuyngakhanhhoa.wordpress.com/2009/07/12/d%E1%BA%A3o-d%E1%BA%A7u-g%E1%BB%97-h%E1%BA%A1-long/
Nói vậy để tạm thống nhát rằng, chúng tôi - tức chủ nhân blog là tác giả bài viết, chứ ko phải copy từ của người khác.