Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

ĐẠO ĐỨC LOA PHƯỜNG


Loa phường, nói theo ngôn ngữ của mấy nhà đang du  học ở vỉa hè thì là một công cụ hữu ích trong hệ thống phát thanh, tuyên truyền của phường. Để thông tin được cập nhật, khẩn trương đến với người dân trong phường, không có có nào nhanh hơn qua loa phường. 

Loa phường có tác dụng thế nào, ảnh hưởng thế nào đối với dân chúng? Phản ứng của người dân trước loa phường ra sao, thì chúng ta có thể đọc bài của nhà biên kịch, nhà văn Nguyễn Thị Hồng Ngát trên VNN với tiêu đề rất “dễ thương (nói theo từ của mấy chị MC trên VTV) là: ÔI, "ĐÂY LÀ ĐÀI TRUYỀN THANH PHƯỜNG..."

Có thể trích lại một số đoạn để thấy được “giá trị” của loa phường:

“Người già đau ốm, khó ngủ trằn trọc suốt đêm, gần sáng mới chợp mắt được một chút thì loa phường đã ọ ẹ mở nhạc. Trẻ con mới đẻ được vài ngày cũng bị tiếng ọ ẹ, ọt ẹt của nó làm cho không yên giấc. Người đi làm ca ba, mới về vừa chợp mắt một tí đã bị đánh thức bởi :“Đây là đài truyền thanh phường…” .Thậm chí, nói xin lỗi, nhà có người vừa-nằm-xuống hẳn cũng sẽ bị “bật dậy” vì tiếng loa chói tai của nó. Nhà có bố mẹ già đã sẵn bị huyết áp cao bỗng nhiên tăng vọt hẳn lên mỗi khi nghe thấy tiếng loa như thế. Không cẩn thận các cụ mà "tăng-sông" là coi như hết đời. Đấy, hiệu quả tuyên truyền chưa thấy đâu, chỉ thấy cuộc sống bao người bị xáo trộn hàng ngày vào những tinh mơ như thế…”

“…Hết nửa tiếng kinh hoàng ấy người dân tưởng đã được yên. Nào ngờ một hai tiếng sau đài phường lại hát toáng lên. Chẳng ai hiểu mô tê gì thì bỗng xen giữa giai điệu bài hát là lời thông báo của ông đài phường rằng đang thử loa, thử máy. Chỉ thông báo cho mọi người biết là 'tôi đang thử máy' chứ không thấy xin lỗi dân...”

Cái nội dung phát ra của Loa phường mới là vấn đề đáng chú ý. Thử xem bác Hồng Ngát mô tả loa nói gì: 

“đài phường nhà ta thì mở phát lúc nào cũng được, chẳng cần biết dân có nghe hay không. Dân nghe đài phường một cách hào hứng hay là bất đắc dĩ? Đồ rằng bất đắc dĩ là phần nhiều. Thi thoảng dân còn được nghe truyền thanh trực tiếp phường họp về vấn đề “học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh” như thế nào. Thậm chí cả việc xử án lưu động một số đối tượng buôn bán trái phép chất ma tuý là công dân của phường, của quận.cũng được đưa tuốt lên loa phường. Không biết làm thế có thêm phần răn đe hay đối tượng lại thêm phần lì lợm, căm hận bởi sự bị bêu riếu trước bàn dân thiên hạ nơi mình sinh sống (và cả cha mẹ vợ con đối tượng cũng được nêu danh nữa chứ)? Khó mà trả lời được câu hỏi này. Chỉ tự hỏi rằng tại sao giữa thủ đô ngàn năm văn hiến, một thủ đô đang tiến dần đến sự văn minh ngang tầm với thủ đô của các nước hiện đại sao vẫn còn tồn tại hệ thống loa phường ấu trĩ làm vậy?”

Loại hình loa phường tồn tại đến ngày nay, có phù hợp nữa hay không, câu trả lời xin dành cho các bác lãnh đạo. Ở đây, xin bàn đến vấn đề nội dung của nó đưa ra – vì nó có liên quan đến cái tiêu đề bài viết là “Đạo đức loa phường”

Như bác Hồng Ngát nói ở trên, những cái loa phường “thốt” ra ấy, thôi thì đủ thứ bà nhằng, như một nồi lẩu thập cẩm mà không cần biết người ta có nghe và quan tâm hay không. 

Sự hiện diện của những chiếc loa phường cùng những âm thanh chúng phát ra dường như đã trở thành một sản phẩm văn hóa ít được khách thể văn hóa là những người dân quan tâm, mà buồn hơn, dường như vô tình đó lại là một sản phẩm đem lại nhiều khó chịu và ức chế cho những khách thẻ văn hóa đó. 

Có ai dám trung thực mà nói rằng: Tôi thường xuyên, chăm chú lắng nghe những thông tin từ loa phường? 

Có ai dám trung thực mà nói rằng: Loa phường và những âm thanh phát ra từ nó là sản phẩm văn hóa cần phải gìn giữ và tiếp tục phát huy? 

Nếu để ý, mỗi buổi sang hoặc chiều chiều, trên nhiều con phố, đường của Hà Nội, người ta đi-về để làm việc ồn ào, náo nhiệt, sôi động, tới tấp, có bon chen, có tắc đường, có ngột ngạt, nhưng lại chẳng có ai thèm nghe âm thanh phát ra từ loa phường ra rả, ra rả. 

Thời đại bùng nổ thông tin, cứ nhồi nhét vào đầu óc con người ta “những thông tin không cần” thì tất nhiên họ không cần tiếp nhận. 

Có một câu ngạn ngữ rất hay, mình không nhớ của nước Nga hay Tàu là” Chó cứ sủa, người cứ đi” 


Ấy là cái loa phường!

Nhưng, loa phường đâu có liên quan tới đạo đức mà mình lại nghĩ ra một cái mệnh đề là ĐẠO ĐỨC LOA PHƯỜNG nhỉ!

Thì việc đầu tiên là mình phải cảm ơn cái loa phường, vì sang nay như bao buổi sáng đi làm mình bị loa phường “tra tấn”, mình chợt nghĩ rằng: Đạo đức – cái mà một số vị cho là cần phải tuyên huấn, giáo dục theo cách của các vị, cũng chẳng khác gì loa phường. Vì thế mình xin được gọi những thứ đạo đức kiểu đó là Đạo đức loa phường.


Cái mối liên hệ giữa loa phường và đạo đức chính là mối liên hệ trong trường tiếp nhận và trong thông tin giáo dục

Nói thực rằng, nhiều lúc mình phát ngán với cái mà một số người cho là Đạo đức rồi.
Dường như, trong nhiều trường hợp, đạo đức như là con ngáo ộp để răn dạy, răn đe và giáo dục con người.

Đạo đức cũng có dăm bảy loại đạo đức và bản thân đạo đức cũng không có cái gì là chuẩn mực  và kim chỉ nam cả. Tất cả cũng chỉ là sự nhất trí mang tính phổ biến thôi.

Đạo đức là toàn bộ những quan niệm thiện ác, lương tâm, danh dự và  trách nhiệm , về long tự trọng, về công bằng hanhh phúc và về những quy tắc đánh giá, điề uchinhr hành vi ứng xử giữa con người với con người, cá nhân và xã hội, cho nên, bản thân đạo đức luôn luôn biến đổi, tự nó điều chỉnh, chứ không phải là những giá trị bất biến và vĩnh hằng.

Chợt nhớ tới, ông hiệu trưởng mua dâm ở Hà Giang. Trước khi sự việc bị lộ, ông là Thầy giáo, là người quản lý, giảng dạy chuyên môn và nói những điều đạo đức với  học sinh đó thôi! Không có cơ hội được nghe ông giảng, nhưng cũng có thể hình dung được cái đạo đức ông nói là gì.
Chuyện ông Nguyễn Văn Lương - Phó ban Tuyên giáo huyện đã bị Huyện ủy Thanh Chương (Nghệ An) cảnh cáo vì đã thiếu gương mẫu trong việc nhận đất lâm nghiệp sai nguyên tắc và chỉ đạo cấp dưới làm trái quy định, không biết, là cán bộ Tuyên giáo ông có nói vấn đề đạo đức cách mạng của người cách mạng, của con người mới CNXH không?(http://dantri.com.vn/c21/s20-474963/ky-luat-mot-pho-ban-tuyen-giao-xi-dat-cho-vo-dung-ten.htm)

Đó mới chỉ là những ví dụ nhỏ về các đồng chí là thầy giáo, tuyên giáo đã được pháp luật nghiêm minh, công bằng, vô tư của chúng ta đưa ra ánh sáng thôi. 

Ấy là chưa kể tới những người ông ổng cái giọng đạo đức suốt ngày, suốt đêm,  thế này, thế nọ, nhưng bản thân ông ta lại chẳng bao giờ nghĩ và quan tâm  tới cái thứ đạo đức đó là cái gì. Nếu có hỏi ông ý bảo: việc nói là nói. Nhưng cái khổ hơn là chính ông ta cũng chẳng tin vào cái đạo đức viển vông ông ta nói đó. 

Hết bàn!

Vậy thì, chỉ khổ cho những ai quá thật, quá tốt tin vào cái thứ đạo đức đó thôi.Nhưng cũng khổ cho ai lại quay lưng lại với những đạo đức đó!

Vâng, những thứ đạo đức kiểu đó, tôi xin gọi là ĐẠO ĐỨC LOA PHƯỜNG, có lẽ cũng không ngoa.